Tên gọi Sông_Cám

Cám (赣/贛), thời cổ đại viết là Cám (灨). Trước thời kỳ nhà Tần sông Cám Giang được gọi là Dương Hán, thời nhà Hán gọi là Hồ Hán, tên gọi Cám thủy xuất hiện lần đầu tiên trong "Sơn Hải kinh" quyển 13 phần "hải nội đông kinh": "Cám thủy xuất phát từ Nhiếp Đô sơn, chảy theo hướng đông bắc, chảy vào phía tây đầm Bành."

Về nguồn gốc tên gọi của Cám Giang có 2 thuyết là thuyết Chương Cống hợp lưu và thuyết người khổng lồ Cám:

  • Thuyết Chương Cống hợp lưu là thuyết phổ biến từ lâu. Sông Chương (Chương Thủy) và sông Cống (Cống Thủy) tại Cám Châu hợp lưu tạo thành Cám Giang. Về mặt ký tự, bên trái là chữ Chương (章), bên phải là chữ Cống (貢) hợp lại thành chữ "Cám" (贑), giống như trên thực tế với bên tả ngạn là Chương Thủy, bên hữu ngạn là Cống Thủy. Tuy nhiên, thuyết này có vấn đề do chữ "Cám" có từ trước thời kỳ nhà Tần, nhưng chữ "Cống" chỉ có từ thời kỳ nhà Đường trở về sau.
  • Thuyết người khổng lồ Cám lần đầu tiên xuất hiện trong "Sơn Hải kinh•hải nội kinh": "Phương Nam có giống người khổng lồ Cám, mặt người tay dài, thân hình đen có lông, gót chân ngược." Quách Phác (276-324) thời nhà Tấn có ghi chú cho "Sơn hải kinh": "Nay ở quận Nam Khang Giao Châu giữa vùng núi sâu có sinh vật đó. Cao cỡ một trượng[1], gót chân ngược, chạy khỏe, tóc rậm, hay cười.... Nam Khang nay có Cám Thủy, vì có giống người , nhân đó lấy làm tên gọi."[2]